Cách làm hệ thống trại nuôi cua biển trong hộp cho người mới bắt đầu

cách làm hệ thống nuôi cua biển trong hộp

  • Chọn vị trí phù hợp
  • Chọn mô hình nuôi
  • Xác định tài chính để xây dựng trại
  • Lên thiết kế, xây dựng hạ tầng trại nuôi
  • Chuẩn bị nguồn con giống đầu vào.

Chọn vị trí xây dựng trại

Cũng như việc xây dựng các trại sản xuất thủy sản nước lợ và biển, chọn vị trí xây dựng trại nuôi vỗ cua ghẹ cần chú ý các yêu cầu quan trọng như sau:

– Nguồn nước: Nước sử dụng cho nuôi vỗ cua ghẹ cần nguồn nước lợ có độ mặn tốt nhất là 28-30‰, trong sạch, không ô nhiễm. Vì thế, trại lý tưởng cần đặt gần biển hay cửa sông để có nguồn nước dồi dào. Trại cần đặt xa nơi dân cư hay nơi có nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp. Trại được đặt trong khu sản xuất giống thủy sản tập trung cần chú ý khoảng cách giữa các trại đủ xa để đảm bảo an toàn sinh học

Chọn mô hình nuôi

Hiện nay mô hình nuôi vỗ cua ghẹ trong hộp nhựa cao tầng có 2 hình thức thiết kế trại nuôi: Mô hình nuôi tuần hoàn và mô hình nuôi bán tuần hoàn.

  • Mô hình nuôi tuần hoàn nước : là mô hình khép kín, nước đầu vào được xử lý và tái sử dụng hoàn toàn trong suốt quá trình nuôi. Trong quá trình nuôi, nước sẽ được chiêm vào 1 lượng nhất định để bù phần hao hụt do bay bơi. Mô hình này tối ưu về sử dụng và quản lý chất lượng nước nhưng chi phí vận hành lớn và kỹ thuật vận hành đòi hỏi phải có chuyên môn cao. Phù hợp với các công ty có đội ngũ kỹ sư thuỷ sản chuyên trách. Ngoài ra, các thiết bị đo lường chất lượng nước cũng phải được đầu tư loại đạt tiêu chuẩn cao, hạn chế tối đa thông số sai lệch khi kiểm tra.

  • Mô hình nuôi bán tuần hoàn nước: là mô hình nuôi thay 1 phần nước theo định kỳ. Phù hợp cho các trại đặt ở gần nguồn nước tự nhiên như biển, cửa sông. Mô hình không quá chú trọng đến việc xử lý hoàn toàn nước nuôi. Chỉ cần kiểm soát và giữ chất lượng nước ổn định trong 2 -3 ngày nuôi, sau đó thay thế 30% lượng nước mới hoặc thay 10% nước mỗi ngày tuỳ theo số lượng thả nuôi trên số lượng hộp nuôi được thiết kế. Mô hình này đơn giản và dễ triển khai cho các trại nuôi không có kỹ sư thuỷ sản chuyên trách. Mức đầu tư thiết bị và chi phí vận hành cũng rẻ hơn nhưng sẽ bị phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nước trong suốt quá trình nuôi. Đòi hỏi chủ trại phải có kế hoạch trữ nước phù hợp để đáp ứng nhu cầu thay nước cho toàn bộ trại nuôi trong suốt quá trình vận hành.

Xác định tài chính để xây dựng hạ tầng trại nuôi:

Việc xác định tài chính để xây dựng trại nuôi là yếu tố quan trọng cho việc hình thành một trại nuôi ổn định và thành công. Hiện tại giá để triển khai một trại nuôi vỗ cua ghẹ sẽ được tính dự trên cơ sở sau:

  1. Hạ tầng cố định: hệ thống bể xây , trại che, hạ tầng điện, tuỳ vào giá nhân công và vật tư mỗi nơi nhưng tổng chi phí rơi vào khoảng 550.000đ – 750.000đ cho mỗi m2 trại nuôi xây mới. Diện tích xây dựng trung bình từ 45-50m2 trại cho hệ từ 300 – 500 hộp tuỳ theo mẫu hộp.
  2. Hộp nuôi và vật tư vận hành đi kèm: Hộp nhựa,khung kệ, vật tư ống nước, máy bơm, máy sủi oxy, skimer( tách protein) , drum ( tách thải) , hạt kanes, UV, một số thiết bị và vật tư khác phục vụ cho sử lý nước tuỳ mô hình đi kèm. Suất đầu tư tối thiểu cho 1 hộp trong hệ nuôi 300 hộp rơi vào khoảng 150.000đ/ hộp – 280.000đ/ hộp tuỳ mô hình nuôi.
  3. Chi phí con giống và vận hành: tuỳ vùng đặt trại và nguồn cung con giống, hiện giá con giống đầu vào rơi vào khoảng 80.000đ – 120.000đ/ kg con giống với size từ 4-7 con/kg (giá tổng hợp dựa trên giá năm 2022 – 6 tháng đầu năm 2023).

Chi phí vận hành bao gồm chi phí thức ăn, điện, nhân công. Dựa trên cơ sở chi phí trên, có thể tính cơ bản chi phí dự trù cho 1 trại nuôi vỗ cua ghẹ.

Lên thiết kế, xây dựng hạ tầng trại nuôi

  • Thiết kế tổng thể trại nuôi dựa trên dự toán kinh phí, tổng diện tích mặt bằng dự định triển khai.
  • Lưu ý: khi thiết kế mặt bằng phải tính trong không gian rộng, thoáng, không bị vướn tường hoặc vật cản, để hệ thống liền mạch, giảm tối đa sử dụng đường ống và phụ kiện ở các bể xử lý nước và nước cấp, làm ảnh hưởng lưu lượng nước trong hệ thống xử lý. 
  • Để tối ưu chi phí vận hành, giảm thiểu rủi ro về nguồn cung con giống và dịch bệnh, mỗi hệ thống xử lý nước chỉ nên sử dụng cho tối đa 500 hộp nuôi.
  • Tổng lượng nước chờ cấp lên dàn nuôi tối thiểu gấp 3 lần tổng thể tích lượng nước trong hộp nuôi. Bể xử lý vi sinh có thể tích tối thiểu bằng 1/3 bể cấp.
  • Lựa chọn máy bơm phù hợp theo thiết kế.

Ví dụ : máy bơm cấp nước cho 300 hộp dùng loại 24 khối / h

  • Thiết kế ống cấp từ bơm lên theo thứ tự: 42 -> 60 -> 34 -> 21(27 ). Bố trí số hộp mỗi dãy ngan tối đa 15 hộp.

Chuẩn bị nguồn con giống đầu vào.

  • Có nguồn giống đầu vào tốt quyết định hơn 50% thành công của mỗi đợt nuôi. Con giống yêu cầu phải còn khoẻ, linh hoạt.
  • Con giống tốt nhất nên mua, gom từ địa phương, thời gian vận chuyển, càng ngắn càng tốt.
  • Loại bỏ những con đã bị bóp bể yếm, bể mình.
  • Trước khi đưa vào nuôi nên ngâm trong thuốc sát khuẩn 15phút. Cho cua vào hệ thống sau đó xả nước chảy liên tục 1 ngày, sau đó đóng ½ van xả đáy để nước dâng lên từ từ trong ½ ngày, sau khi thuần nước cho cua 2 ngày mới bắt đầu đóng xả đáy.
Facebook Comments Box